Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ công ty quá thấp

Phiên bản để inGửi EmailPhiên bản PDF
Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ công ty quá thấp

Thông thường người thành lập doanh nghiệp hay lo lắng việc đăng ký vốn điều lệ công ty quá cao sẽ đối diện với rủi ro về trách nhiệm trong kinh doanh lớn và sự bất hợp lý trong quản lý nguồn vốn doanh nghiệp, nhưng thực tế đăng ký mức vốn điều lệ thấp cũng khiến doanh nghiệp đối diện với nhiều rủi ro, bạn có biết vấn đề này?

“Thành viên phải chịu trách nhiệm trong phần vốn đã góp vào doanh nghiệp” nhưng không phải vì vậy mà khi thành lập doanh nghiệp chúng ta cố gắng đăng ký mức vốn điều lệ thật thấp là tốt. Về nguyên tắc nguồn vốn kinh doanh phải phù hợp với quy mô kinh doanh mà doanh nghiệp dự kiến triển khai, khi thông tin nguồn vốn bất hợp lý nó sẽ luôn khiến cho hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp mất cân bằng và đây chính là một trong các rủi ro lớn nhất doanh nghiệp gặp phải khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp so với nguồn vốn kinh doanh thực.

Thông thường chủ doanh nghiệp hay chú trọng đến quản lý nguồn vốn kinh doanh chặt chẽ, hiệu quả để tránh thất thoát và đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, nhưng thế thôi chưa đủ nếu công ty bạn đang dự định mở rộng việc hợp tác đầu tư kinh doanh thì đương nhiên bạn sẽ rất cần chứng minh cho đối tác thấy được giá trị thực của doanh nghiệp để từ đó định giá được cao hơn, cổ phần giá trị hơn. Vậy nếu thông tin về mức vốn điều lệ đang quá thấp so với nguồn vốn thực chủ doanh nghiệp đang phải bỏ vào kinh doanh sẽ là yếu tố làm giảm giá trị doanh nghiệp của bạn trong mắt đối tác. Khắc phục vấn đề này có nhiều cách nhưng theo chia sẻ của các luật sư kinh tế thì một phương thức thường đang tồn tại những điểm hạn chế riêng. Khó có cách nào toàn vẹn nên luôn khuyến nghị chủ doanh nghiệp chú trọng đến lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp khi đăng ký công ty.

Thứ hai giả định bạn đăng ký vốn điều lệ 100triệu và việc triển khai kinh doanh cần mua một chiếc xe tải 800triệu. Tất nhiên không ai cấm doanh nghiệp vốn điều lệ 100triệu mua xe 800 triệu nhưng câu hỏi được đặt ra là tiền ở đâu để có được nguồn tiền đầu tư kinh doanh nói trên. Vấn đề trên nhiều doanh nghiệp thấy giải quyết đơn giản vì có thể đăng ký vay chủ sở hữu số tiền thiếu hụt nhưng theo nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trong việc xác định giá vốn thì việc chủ doanh nghiệp làm như trên sẽ làm giảm giá trị của doanh nghiệp trên thực tế. Khi phát sinh việc chuyển nhượng vốn, tiếp nhận thành viên góp vốn mới đặc biệt là nhận góp vốn của người nước ngoài, hoặc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài khi đó các rủi ro về tính bất hợp lý trên sổ sách kế toán sẽ là rủi ro doanh nghiệp gánh chịu bởi công ty phải thực hiện các giao dịch về vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư.

Thứ ba thông tin mức vốn điều lệ thấp sẽ khiến cho niềm tin của đối tác với doanh nghiệp cũng tương xứng. Khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế giao dịch và cũng là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp.

Vậy chọn mức vốn điều lệ là bao nhiêu khi thành lập công ty? Theo Luật Trí Nam – Công ty chuyên dịch vụ thành lập công ty uy tín, dù xác định mức vốn điều lệ phù hợp với thực tế kinh doanh của khách hàng là một phạm trù khó, cần chuyên viên tư vấn pháp lý có kiến thức ở trình độ nhất định về quản lý nguồn vốn doanh nghiệp nhưng đây là nội dung quan trọng nên phải được tư vấn rõ và đầy đủ. Chủ doanh nghiệp không nên đăng ký một mức vốn điều lệ theo cảm tính, bởi thực tế các rủi ro trong trường hợp này ít khi thể hiện ra ngay trong khoảng thời gian ngắn, nhưng khi nó đã hiện hữu thì các phương án xử lý cũng rất khó khăn và tốn kém./.

Nguồn: Thu Hà/doisongphapluat.com