Trường cấp 'vé tắm' theo giờ cho sinh viên

Phiên bản để inGửi EmailPhiên bản PDF
Trường cấp 'vé tắm' theo giờ cho sinh viên

Trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, trường đại học ở Thượng Hải cấp "mã phòng tắm", "mã siêu thị", chỉ cho phép sinh viên đến vào thời điểm cụ thể.

Người dân khắp Trung Quốc đã quen với việc trình "mã sức khỏe" màu xanh lá cây để vào các tòa nhà công cộng trong thời kỳ đại dịch. Nhưng kể từ khi Thượng Hải áp lệnh phong tỏa, một số trường học đưa công nghệ này đi xa hơn nhiều.

Sinh viên được cấp mã siêu thị (trái) và mã tắm (phải) để vào những nơi này tại Đại học Thượng Hải. Mã màu đỏ cho biết Xixi hiện không được phép vào. Ảnh: Xixi

Sinh viên được cấp mã siêu thị (trái) và mã tắm (phải) để vào những nơi này tại Đại học Thượng Hải. Mã màu đỏ cho biết Xixi hiện không được phép vào. Ảnh: Xixi

Với Xixi, cuộc sống bây giờ chỉ xoay quanh mã QR trên điện thoại thông minh. Xixi là sinh viên sau đại học ngành Xã hội học tại Đại học Thượng Hải. Cô hiện phải xuất trình mã QR màu xanh lá cây để vào siêu thị trong trường, hoặc thậm chí là phòng tắm công cộng.

"Đó là một cảm giác kỳ lạ: ý tưởng tất cả hoạt động hàng ngày của chúng tôi - những gì chúng tôi ăn hoặc khi nào có thể tắm - đều nằm trong kế hoạch của chính quyền", Xixi nói. "Thế hệ của chúng tôi chưa bao giờ trải qua bất cứ điều gì như thế này".

Sinh viên trên khắp Thượng Hải đang phải vật lộn để thích nghi với cuộc sống bình thường mới, khi các trường đại học của thành phố áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt.

Đại học Thượng Hải áp lệnh phong tỏa vào đầu tháng ba. Kể từ đó, sinh viên chuyển sang học trực tuyến. Xixi kể đã phải ở trong ký túc xá gần hai tháng qua. Hôm 2/3, trường đột ngột thông báo sinh viên không thể rời khỏi đây.

"Đó là một đêm hỗn loạn. Tất cả chúng tôi được yêu cầu làm xét nghiệm Covid-19. Không có thông báo chính thức nào giải thích chuyện gì đang diễn ra. Chúng tôi chỉ được bảo rằng chuyển sang học online, các cửa hàng và căng tin trong trường sẽ sớm đóng cửa", nữ sinh nhớ lại.

Một màn hình quay xổ số cho món ăn do Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc điều hành. Ảnh: Huanhuan

Một màn hình quay xổ số cho món ăn do Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc điều hành. Ảnh: Huanhuan

Ban đầu, các sinh viên thấy việc phong tỏa như một trải nghiệm thú vị khi họ vẫn có thể đi loanh quanh trong trường. Siêu thị, căng tin vẫn mở cửa và họ thậm chí còn có thể tổ chức các lễ hội âm nhạc trong vườn trường. Thế nhưng sau đó, mọi thứ thay đổi đáng kể.

Hôm 5/3, trường thông báo cho một số sinh viên, gồm cả Xixi, rằng họ được xác định là những người tiếp xúc gần với một trường hợp dương tính. Nhóm 12 người sau đó được chuyển đến phòng họp khách sạn của trường trong bốn ngày và chỉ có thể tắm một lần.

Khi được tự do, họ cũng không thể đi đâu do một số ca mắc mới được phát hiện và trường yêu cầu toàn bộ sinh viên không ra khỏi ký túc xá. Mọi thứ lúc này trở nên bất tiện hơn, trong đó có việc tắm.

Sinh viên thường tắm trong phòng tắm công cộng ở một tòa nhà khác trong trường. Vì không thể rời ký túc xá, giải pháp duy nhất họ có thể làm là sử dụng bồn rửa trong nhà vệ sinh, nơi chỉ có nước lạnh. Nếu muốn tắm nước nóng, họ phải đun sôi bằng ấm đun nước.

Các sinh viên bắt đầu cảm thấy chán nản khi cuộc sống là những chuỗi ngày lặp lại trong căn phòng có sáu người, với học online, ăn, chơi với điện thoại rồi ngủ. Họ không được phép mua bất cứ thứ gì, ngoại trừ đồ ăn từ căng tin. Những thứ khác - từ trái cây đến băng vệ sinh - đều dựa vào các nhân viên của trường cung cấp.

Đôi khi, Xixi và các bạn cố gắng làm điều gì đó vui vẻ. Họ đứng bên cửa sổ và hát cùng nhau. Thế nhưng hoạt động này sớm bị dừng lại.

Mới đây, mọi thứ đã được cải thiện hơn, khi sinh viên được phép rời ký túc xá để đi bộ xung quanh khuôn viên trường. Tuy nhiên họ phải chấp nhận một bình thường mới, sau khi trường giới thiệu các mã sức khỏe như "mã phòng tắm" và "mã siêu thị", và chỉ cho phép tới các địa điểm này vào những thời điểm cụ thể.

Mã phòng tắm của Xixi chuyển sang màu xanh lá cây trong 5 tiếng rưỡi hai ngày một lần. Đối với siêu thị, cô cần phải đặt trước, nhưng chỗ thường hết rất nhanh. Xixi đã thử một lần và không thành công. Kể từ đó, cô chỉ sử dụng máy bán hàng tự động.

Lệnh phong tỏa không biết khi nào mới được dỡ bỏ nhưng là một sinh viên Xã hội học, việc phong tỏa kéo dài hai tháng khiến Xixi trăn trở. "Tại sao xã hội của chúng ta dường như đang tiến lên, nhưng mọi người lại gặp nhiều hạn chế hơn? Tôi thường nghĩ về câu hỏi này, nhưng không thể tìm thấy câu trả lời", Xixi nói.

Cũng bị mắc kẹt tại ký túc khi trường phong tỏa vào giữa tháng ba, sinh viên Đại học Sư phạm Hoa Đông đối mặt tình trạng thiếu nhu yếu phẩm hàng ngày - từ giấy vệ sinh đến băng vệ sinh - và phải trao đổi những mặt hàng này với nhau. Nhưng bức thiết nhất vẫn là vấn đề... tắm.

Theo Huanhuan, sinh viên của trường, họ không được sử dụng phòng tắm chung trong ký túc xá thường xuyên sau khi trường đóng cửa khu vực này hôm 16/4.

Dòng chữ tôi muốn tắm được kết bằng băng dính đen được Huanhuan dán trên cửa nhà tắm của Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc. Ảnh: Huanhuan

Dòng chữ 'tôi muốn tắm' được kết bằng băng dính đen được Huanhuan dán trên cửa nhà tắm của Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc. Ảnh: Huanhuan

Bức xúc vì 10 ngày không được tắm, Huanhuan đã dùng băng dính đen làm thành dòng chữ "Tôi cần tắm" dán trên cửa phòng tắm đóng kín. Bức ảnh sau đó được đăng trên mạng xã hội và không lâu sau, trường cấp cho sinh viên "vé tắm".

"Trường đưa ra rất nhiều nội quy mới. Vé tắm ghi chính xác thời gian chúng tôi được phép tắm: tối đa 20 phút mỗi ngày. Nếu muốn rời khỏi ký túc xá, sinh viên phải xin 'giấy nghỉ phép' từ trường. Mỗi lần chỉ một người được phép ra khỏi ký túc xá", Huanhuan cho biết.

Trong trường hợp muốn mua mì hay trà sữa, sinh viên có thể tham gia một trò xổ số trực tuyến do trường tổ chức. Huanhuan đã may mắn được chọn một lần.

Là sinh viên nghệ thuật, Huanhuan cố gắng sử dụng tài năng của mình để bày tỏ quan điểm. Khi nhà trường dựng rào chắn để hạn chế sự di chuyển của sinh viên, Huanhuan và bạn bè đã vẽ lên đó. Vài ngày sau, các chướng ngại vật này biến mất.

Khi số ca mắc Covid-19 bắt đầu gia tăng ở Thượng Hải đầu tháng 3, chính quyền thành phố gần 26 triệu dân lập tức triển khai các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đã được áp dụng nhiều lần trước như xét nghiệm hàng loạt, cách ly và phong tỏa, với mục tiêu xóa sổ ổ dịch.

Thượng Hải ban đầu áp dụng chính sách phong tỏa từng phần nhằm tránh để thành phố bị tê liệt hoàn toàn. Nhưng đến 4/4, chính quyền Thượng Hải quyết định áp lệnh phong tỏa toàn thành phố, khi nỗ lực trước đó không cắt đứt được các chuỗi lây nhiễm./.

Nguồn: Bình Minh (Theo Sixth Tones)/vvnexpress.net