Dưới đây là chi tiết cách xử trí trẻ sốt cao co giật khi mắc COVID-19 do bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ.
Những trường hợp bị sốt cao co giật
- Trẻ tăng thân nhiệt nhanh và khó kiểm soát, chủ yếu trên 39 độ C (khoảng 25% là 38 - 39 độ C);
- Có anh chị em hoặc bố mẹ bị sốt cao co giật trước đó;
- Mẹ hút thuốc hoặc hít khói thuốc do người khác;
- Tiêm vaccine (bạch hầu, ho gà, uốn ván về nếu bé sốt có thể tăng nguy cơ sốt cao co giật);
- Có nhiễm khuẩn (Virus HHV-6 chiếm 35%);
- Thiếu muối khoáng trong cơ thể.
Cơn co giật đều xảy ra khi trẻ sốt cao trên 38 độ C. Ảnh: MH
Xử trí cơn co giật tại nhà
- Cho trẻ nằm nghiêng sang 1 bên, ở vị trí an toàn nhất (tránh ổ điện, nước nóng, chọn nơi thông thoáng dễ cấp cứu,…). Đặc biệt tránh nơi đông người, thiếu oxy;
- Không cho bất kì thứ gì vào miệng trẻ vì có thể sẽ làm gãy răng, chảy máu lợi;
- Có thể dùng gạc, vải, khăn mềm để tránh cắn lưỡi (không đưa ngón tay vào);
- Nới rộng quần áo, chỗ thoáng, tuyệt đối không tập trung đông người;
- Dùng hạ sốt efferalgan đường đặt hậu môn (không cho trẻ uống trong cơn giật);
- Ghi nhận thời gian co giật và kiểu giật của trẻ để cung cấp thông tin cho bác sĩ;
- Nếu cơn co giật kéo dài đến 5 phút (cần bác sĩ hướng dẫn): Diazepam đường trực tràng: 0,5mg/kg/lần (trẻ ≤ 5 tuổi); 0,3mg/kg/lần (trẻ > 5 tuổi); Midazolam xịt mũi;
- Hạ sốt cho trẻ khi trẻ bắt đầu sốt từ 38 độ C;
- Cho trẻ dùng thuốc dự phòng co giật: Diazepam theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
Khi nào cho trẻ đi viện?
- Cơn co giật khoảng 4-5 phút ít khi quá 10 phút. Nếu dài hơn phải cho trẻ đi viện;
- Sau cơn co giật trẻ thường mệt, ngủ ít hơn 30 phút;
- Cơn co giật nhiều ( > 2 cơn trong 24 giờ);
- Cơn co giật cục bộ (1 tay hoặc chân hoặc nửa thân mình)./.
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Cường - Chuyên khoa Nhi - BV Quân y 103
Nguồn: laodong.com.vn