Một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA và ESA cho thấy băng biển Bắc Cực đang mỏng đi với tốc độ "đáng sợ", nhanh hơn so với những gì các nhà khoa học nghĩ.
Khi đo băng thông qua dữ liệu vệ tinh mỗi tháng từ năm 2018 đến năm 2021, các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của Viện Công nghệ California và Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Washington đã nhận thấy nó mỏng đi 1,5m trong khoảng thời gian này, Space.com đưa tin.
Mỗi năm, băng biển theo mùa tan hoàn toàn vào mùa hè, vì vậy, theo lẽ tự nhiên, băng sẽ mỏng đi trong khoảng thời gian này. Nhưng việc mỏng đi 1,5m được ghi nhận trong cái mà các nhà khoa học gọi là băng multi-year - lớp băng dày hơn tồn tại quanh năm và thường tích tụ thêm qua từng năm. Sự mất mát chiếm khoảng 16% thể tích của băng multi-year.
Các nhà đi bộ trên băng biển ở Bắc Cực. Ảnh: NASA/Kathryn Hansen
Để xác định độ dày của băng biển, các nhà nghiên cứu đo chiều cao của băng trên mực nước biển, có tính đến độ sâu của tuyết trên đỉnh băng, vì điều đó ảnh hưởng đến cách băng trôi. Đặc biệt, trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học đã sử dụng dữ liệu lidar từ ICESat-2 của NASA và dữ liệu radar từ CryoSat-2 của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Cả hai đều có khả năng đo chính xác hơn độ sâu của tuyết và độ cao của băng bên dưới nó.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, băng biển Bắc Cực đã mất 1/3 thể tích trong 2 thập kỷ qua do sự suy giảm của băng multi-year và sự gia tăng của băng theo mùa.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters vào ngày 10.3./.
Nguồn: Nguyễn Hạnh/laodong.vn