7 lợi ích bất ngờ của khoai tây tím

Phiên bản để inGửi EmailPhiên bản PDF
7 lợi ích bất ngờ của khoai tây tím

Không chỉ có màu sắc độc lạ, khoai tây tím còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Chất mucin có trong khoai tây tím giúp ngăn ngừa sự teo mô liên kết của gan thận, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh collagen.

Bên cạnh đó, khoai tây tím còn chứa các khoáng chất có vai trò cực quan trọng trong việc duy trì và điều hòa các chứng năng của cơ thể. Loại củ này cũng chứa canxi và magiê, có thể ngăn ngừa loãng xương.

Tốt cho đường huyết

Theo một nghiên cứu so sánh ở người, khoa tây tím có chỉ số đường huyết (GI) là 77, trong khi khoai tây vàng có chỉ số GI là 81 và chỉ số GI của khoai tây trắng là 93. Tuy các giống khoai tây đều tác động đến lượng đường trong máu do hàm lượng carbohydrate của chúng nhưng khoai tây tím có thể ít gây ảnh hưởng hơn.

Nguyên nhân là vì khoai tây tím chứa hàm lượng cao các hợp chất polyphenol. Hợp chất hóa thực vật này giúp làm giảm sự hấp thu tinh bột trong ruột, từ đó giảm thiểu tác động đến lượng đường trong máu.

Ngừa ung thư và cục máu đông

Selen và sắt có nhiều trong khoai tây tím. Đây đều là các nguyên tố cần thiết cho cơ thể con người, giúp chống mệt mỏi, chống lão hóa, bồi bổ khí huyết, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Các chất chống oxy hóa trong khoai tây ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư ruột già và ung thư vú. Một nghiên cứu cho thấy các tế bào ung thư không phát triển nhanh chóng khi chiết xuất khoai tây tím được tiêu thụ.

Dù vậy, cần có nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề trên vì cho tới nay, các nghiên cứu chỉ giới hạn ở chuột thí nghiệm.

Ngoài ngăn ngừa ung thư, khoai tây tím còn có khả năng ngăn cục máu đông. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh hóa và Độc chất phân tử, axit chlorogen trong khoai tây tím có thể trì hoãn sự tích tụ của cục máu đông, ngăn cục máu động hình thành.

Ngăn ngừa táo bón

Chất cellulose trong khoai tây có khả năng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp làm sạch môi trường đường ruột, đảm bảo đường ruột sạch sẽ, kịp thời thải độc tố và các chất có hại trong cơ thể, chống táo bón, đồng thời ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa khác.

Giảm cân

Hàm lượng calo trong khoai tây không cao, thêm vào đó loại củ này gần như không chứa chất béo. Việc ăn khoai tây tím giúp bạn giảm, ngăn chặn carbohydrate chuyển hóa thành chất béo lưu trữ trong cơ thể.

Bảo vệ gan

Khoai tây chứa chất anthocyanins, có thể ức chế carbon tetrachloride hiệu quả, tránh tổn thương gan cấp tính do carbon tetrachloride gây ra, bảo vệ gan hiệu quả. Đồng thời, chức năng giải độc của khoai tây tím cũng có khả năng giúp giảm gánh nặng cho gan.

Có khả năng cải thiện huyết áp

Khoai tây tím có tác dụng tăng cường sức khỏe của mạch máu, cải thiện huyết áp, nhiều khả năng là do hàm lượng kali trong loại củ này khá cao. Bên cạnh đó, hàm lượng các chất oxy hóa cũng góp phần giúp khoai tây tím có khả năng cải thiện huyết áp.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, so với khoai tây trắng, ăn khoai tây tím có thể giảm bớt độ cứng thành động mạch. Được biết, xơ cứng động mạch sẽ làm tăng nguy cơ đau tim hay đột quỵ do bình thường mạch máu cần phải giãn nở tốt để đáp ứng những thay đổi về huyết áp.

Trên thực tế, các hợp chất polyphenol trong khoai tây tím và nhiều loại thực phẩm khác có tác dụng làm hạ huyết áp theo cách tương tự như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)./.

Nguồn: Đinh Kim (T/h)/doisongphapluat.com