Tại sao vẫn ho dù đã tính với SARS-CoV-2? Cách xử trí cơn ho dai dẳng?

Phiên bản để inGửi EmailPhiên bản PDF
Tại sao vẫn ho dù đã tính với SARS-CoV-2? Cách xử trí cơn ho dai dẳng?

Hậu COVID-19, nhiều bệnh nhân vẫn có triệu chứng ho dai dẳng kéo dài dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Ho dai dẳng kéo dài dù đã âm tính với COVID-19

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), ho thường là hành động phản xạ để làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi phổi và khí quản. Theo thời gian, ho có thể phát triển thành chu kỳ, ho quá nhiều sẽ gây kích ứng và viêm nhiễm, khiến cơn ho trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, khi hồi phục sau COVID-19, người bệnh có thể tiếp tục bị ho khan trong một thời gian.

Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Rahul K Sharma - Giám đốc Bệnh viện Le Crest ở Ghaziabad's Vasundhara (Ấn Độ), cho biết đây là tình trạng phổ biến xảy ra với người nhiễm virus. Sau khi nhiễm virus, khả năng miễn dịch của cơ thể vẫn bị tổn hại và có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn bội nhiễm.

"Ngay cả khi bệnh nhân có xét nghiệm âm tính, khả năng miễn dịch bị suy giảm, đặc biệt những người bị viêm phổi do COVID-19 phải mất thời gian dài để hồi phục", tiến sĩ Sharma nhận định.

Bạn nên tiếp tục tự cách ly để phục hồi sức khỏe và điều trị chứng ho khan đang gặp phải. Nếu bị ho nhiều, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp, theo Tri thức trực tuyến.

Xử trí ho kéo dài sau khi khỏi COVID-19

- Ho khan: Có thể vẫn còn virus chưa hết hẳn, hoặc nhiễm virus đường hô hấp khác. Hoặc ho do dị ứng, do khói thuốc, hóa chất...

Cách xử lý là dùng giảm ho bổ phế + thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như alimemazine, diphenhydramin (theralene hoặc benadryl hoặc các loại có thành phần tương tự).

Một số trường hợp là do trào ngược dạ dày thực quản, do khi bị COVID-19, dễ lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều... có thể gây tăng tiết acid dạ dày, gây rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng gây ho khan. Trường hợp này cần dùng kháng axit để trung hòa dịch vị dạ dày, thuốc an thần nhẹ để giảm lo lắng, căng thẳng.

Ảnh minh họa.

- Ho có đờm: Có thể do viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải thăm khám bác sĩ để dùng kháng sinh + long đờm (thường dùng loại ambroxol)

Có thể do các bệnh phổi khác như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản... Khi đó cần đi khám chuyên khoa hô hấp để được xử lý triệt để.

- Ho do nấm đường hô hấp: Việc dùng kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch... có thể khiến một số loại nấm phát triển, dù bình thường không gây bệnh.

Nếu dùng các biện pháp điều trị ở trên mà vẫn ho kéo dài thì cần nghĩ đến nhiễm nấm. Do đó, cần được thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị triệt để. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị ho do COVID-19 khi không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra./.

Nguồn: Linh Chi (T/h)/doisongphapluat.com