Trung Quốc trình làng robot công tố viên sử dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Phiên bản để inGửi EmailPhiên bản PDF
Trung Quốc trình làng robot công tố viên sử dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới

“Công tố viên AI” có thể giúp tiết kiệm thời gian cho các công tố viên thật. Điều này cho phép họ tập trung xử lý những công tác khó khăn hơn.

Báo The Telegraph  dẫn lời tgiáo sư Shi Yong của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo robot công tố viên đầu tiên trên thế giới bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), có năng lực quyết định nên truy tố các nghi phạm hay không.

Một robot AI của Hãng CloudMinds. Ảnh: SCMP

Cỗ máy được chế tạo và thử nghiệm bởi Viện Kiểm sát Nhân dân Phố Đông Thượng Hải, viện kiểm soát cấp quận lớn nhất cả nước.

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống hành pháp không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, so với các công cụ AI hiện hữu, robot “công tố viên" AI do nhóm giáo sư Shi phát triển là robot đầu tiên được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định liên quan đến tố tụng hay đưa ra cáo trạng cuối cùng nhờ khả năng phân tích vụ án với độ chính xác lên đến 97%.

Theo nhóm nghiên cứu, việc có thể đưa ra những cáo buộc một cách chính xác đòi hỏi robot phải có khả năng đánh giá và loại bỏ các tiểu tiết không quan trọng mà không ảnh hưởng đến những thông tin có giá trị trong vụ án như một công tố viên thực thụ.

Robot “công tố viên" được “đào tạo" nhờ tiếp nhận thông tin từ hơn 17.000 vụ án từ năm 2015 - 2020. Đến nay, robot có thể đưa ra cáo trạng với độ chính xác cao đối với 8 loại hành vi phạm pháp thường thấy nhất ở Thượng Hải, bao gồm: gian lận thẻ tín dụng, vận hành đường dây đánh bạc, lái xe ẩu, cố ý gây thương tích, cản trở người thi hành công vụ, ăn cắp, gian lận và gây rối trật tự nơi công cộng.

Một khi vụ án chính thức bị truy tố, gần như chắc chắn nghi phạm sẽ bị kết tội, theo báo cáo đăng trên chuyên san Management Review.

Theo ông Shi Yong, robot “công tố viên" có khả năng gánh vác khối lượng công việc hàng ngày của các công tố viên và giải phóng họ để tập trung vào các nhiệm vụ đòi hỏi yêu cầu cao hơn.

Ông Shi và nhóm của nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quản lý tri thức và dữ liệu lớn của Học viện Khoa học Trung Quốc lưu ý rằng, công nghệ này sẽ sớm được nâng cấp để trở nên đủ mạnh để nhận ra các tội phạm ít phổ biến hơn và đưa ra nhiều cáo buộc chống lại một nghi phạm.

Tuy nhiên, một công tố viên giấu tên ở thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, bày tỏ lo ngại về việc sử dụng AI trong truy tố tội phạm. "Độ chính xác 97% có thể cao theo quan điểm công nghệ, nhưng luôn có khả năng xảy ra sai sót. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi có sai sót xảy ra”, một người nói.

Bên cạnh đó, việc AI trực tiếp tham gia vào quá trình truy tố cũng có thể ảnh hưởng đến quyền điều hành của công tố viên. Hầu hết công tố viên không muốn các nhà khoa học máy tính "can thiệp" vào phán quyết pháp lý. AI có thể phát hiện sai sót, nhưng không thể thay thế con người trong việc ra quyết định./.

Nguồn: Mộc Miên (T/h)/doisongphapluat.com