Một hội thảo khoa học: Đánh giá các giải pháp, kỹ thuật mới trong sửa chữa, bảo trì mặt đường đã được Viện khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông Vận tải phối hợp cùng Vụ khoa học công nghệ và môi trường, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức hôm 30.5 tại Hà Nội.
Xoay quanh các nội dung về chủ đề này, đại diện các Viện nghiên cứu, cơ quan quản lý đào tạo xây dựng đường bộ, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bảo trì và nâng cấp đường bộ đã trình bày các báo cáo khoa học. Trong đó, tập trung phân tích và trình bày các kết quả nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, công nghệ và giới thiệu một số công nghệ mới, vật liệu mới dùng cho mặt đường ô tô tại Việt Nam; công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ trong bảo trì hệ thống quốc lộ….
Tại hội thảo Tiến sĩ Võ Đại Tú – Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT đã trình bày báo cáo khoa học với chủ đề "Công nghệ tái chế nóng BTN với hàm lượng RAP đến 50% tại trạm trộn áp dụng tại Việt Nam". Báo cáo đã chỉ ra những kết quả sau khi RAP được sử dụng tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và tại một số nước châu Âu, đồng thời khái quát Công nghệ tái chế nóng BTN với hàm lượng RAP đến 50% tại trạm khi đưa vào thử nghiệm trên Quốc lộ 51 đoạn từ Km 31+000 – Km31+300 qua tỉnh Đồng Nai. Kết quả nổi bật trên đoạn đường thử nghiệm này sau 30 tháng thi công cho thấy ứng dụng công nghệ mới này đã đem lại lợi ích rõ nét trong giảm chi phí vật liệu; giảm phát thải khí nhà kính theo vòng đời, đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, mang lại hiệu quả bền vững, tăng năng suất lao động.
Tiến sĩ Võ Đại Tú – Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT đã trình bày báo cáo khoa học với chủ đề "Công nghệ tái chế nóng BTN với hàm lượng RAP đến 50% tại trạm trộn áp dụng tại Việt Nam"
Tiến sĩ Võ Đại Tú – Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo.
Hội thảo khoa học lần này góp phần thúc đẩy quá trình đưa vật liệu mới, công nghệ mới trong bảo trì sữa chữa mặt đường sớm được áp dụng triển khai đồng bộ vào các dự án giao thông cần bảo trì, sửa chữa mặt đường trong thời gian tới.
Được biết, ngay từ đầu năm, Cục đường bộ VN - Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị các đơn vị khi xây dựng kế hoạch dự án phải tính đến bảo trì dự phòng và giao các Sở GTVT địa phương, các Khu Quản lý đường bộ, chủ đầu tư phải ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới ít nhất 15% trong kế hoạch bảo trì đường bộ trong năm 2024 nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, vốn đầu tư, giảm thiểu khai thác tài nguyên môi trường, nâng cao chất lượng hạ tầng GTVT tại Việt Nam./.
Bài và ảnh: Hương Giang - Tố Hiểu/ kenhcongdong.com