Dưới đây là chia sẻ về phương pháp giảm ho an toàn và hiệu quả từ bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân Y 103.
Các phương pháp không dùng thuốc
- Cho trẻ uống nước ấm nhiều ngụm, nhiều lần;
- Trẻ đang bú thì cho bú nhiều bữa;
- Trẻ lớn có thể xúc miệng bằng nước muối ấm;
- Làm thông thoáng mũi bằng nhỏ nước muối ấm;
- Xịt muối khoáng ở họng và mũi cho bé.
Các phương pháp giảm ho nhanh dành cho trẻ em. Ảnh: NVCC
Các bài thuốc Đông y (thường dành cho trẻ lớn)
- Uống lá hẹ tươi;
- Lê tươi và mật ong;
- Gừng tươi và mật ong;
- Mật ong, chanh tươi và gừng;
- Chanh đào mật ong;
- Các loại thuốc giảm ho thảo dược dành cho trẻ (có sự hướng dẫn của bác sĩ).
Các nhóm thuốc giảm ho Tây y
- Thuốc giảm ho ngoại biên có tác dụng làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp:
+ Glycerol, mật ong chanh đào, các siro đường mía sẽ có tác dụng bảo vệ, bao phủ các thụ thể cảm giác ở họng, hầu;
+ Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho như bạc hà (menthol).
- Thuốc giảm ho trung ương - các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ, nhưng đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.
+ Codein: dùng trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và các chứng đau nhẹ và vừa (không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai);
+ Dextromethorphan: tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính (ít dùng cho trẻ < 2 tuổi) như methopan siro (dùng trẻ trên 6 tháng);
+ Thuốc giảm ho kháng histamin: các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm như kèm theo viêm mũi dị ứng, nổi mày đay, ban da, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, các trường hợp bị côn trùng cắn;
Chú ý các trường hợp loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt, các mẹ không nên lạm dụng kháng sinh khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, không dùng các thuốc đông y không rõ nguồn gốc./.
Nguồn: laodong.vn